Trang chủ Ấn phẩm Từ Điển Anh Ngữ Tinh Âm Từ Điển

Anh ngữ tinh âm từ điển

Tác giả Phạm Công Thiện

Kích thước 13 x 18 cm

Số trang 183 trang

Năm xuất bản 1957

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Hoàng Long
Đơn giá

Đối tượng của quyển sách này là ghi lại những sự biến đổi của cách đọc tùy nghĩa của tiếng.

Trong quyển này, chúng tôi cố gắng luôn luôn tránh dùng phương pháp chủ quan để suy xét về giọng đọc.

Khi biên soạn chúng tôi cố noi theo cái chuẩn đích khi xưa của nhà thanh âm học Daniel Jones khi viết quyển tự điển danh tiếng "An English pronouncing dictionary" để dùng làm chuẩn đích, mục tiêu của quyển này.

Quyển "Anh Ngữ Tinh Âm Từ Điển" này gồm có hai phần:

+ Phần Anh ngữ tinh âm từ điển, gồm có những tiếng sắp theo mẫu tự ABC.

+ Phần Phụ lục gồm có những biểu, những tiếng khó đọc, vài cách đọc tiêu chuẩn và những chữ không đọc.

   - Phần từ điển: chúng tôi ghi lại những tiếng cần đến việc tinh âm và sau những tiếng ấy chúng tôi có đưa ra những câu ví dụ thích hợp trong những tác phẩm của những văn, thi sĩ trứ danh Anh quốc.

   - Phần Phụ lục: chúng tôi trình bày những tiếng có cách đọc kỳ quặc, phiền toái. Những tiếng ấy được sắp thứ tự theo bản dấu hiệu phiên âm của Hội ngữ âm học quốc tế (IPA).

Ngoài ra, chúng tôi có ghi lại cách đọc của vài tiếng mà đài phát thanh BBC khuyên chúng ta nên lấy đó làm tiêu chuẩn để cho giọng đọc Anh ngữ được nhất trí. Sau cùng, chúng tôi kể thêm một biểu gồm có những tiếng có chữ không đọc..._ V.D. Vi (s) count. Gren (w) ich..._ để cho quý bạn nhận định để khỏi phát âm sai khi gặp đến.

Trong khi nghiên cứu tìm giọng đọc dùng trong quyển này, chúng tôi phải tìm xem giọng đọc nào thông dụng nhất ở Anh. Giọng đọc thông dụng nhất ở Anh là giọng đọc của những gia đình dân Anh miền Nam đã được giáo huấn trong các trường công Anh quốc.

Quyển "Anh Ngữ Tinh Âm Từ Điển" này, chúng tôi biên soạn ròng rã gần hai năm trời, đến ngày 8-2-57 thì thành cảo, gồm được 664 tiếng có cách đọc biến đổi tùy theo nghĩa.

(Trích dẫn trong bài TRƯỚC KHI VÀO BÀI của Phạm Công Thiện)