Tròn bảy năm ngày kêu gọi góp tư liệu vào thư viện Huệ Quang

Tròn bảy năm ngày kêu gọi góp tư liệu vào thư viện Huệ Quang

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thư viện Huệ Quang, 7 năm qua, đã có hàng trăm cá nhân, tổ chức… đóng góp tư liệu vào Thư viện. Đặc biệt có hai tủ sách tư nhân, một của nhà báo Lam Điền (khoảng 3000 tựa), một của Nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Vy (khoảng 1000 tựa sách trước 1975) đã đóng góp vào và được làm thư mục riêng. Tới thời điểm hiện tại, Thư viện vẫn thường xuyên được bạn đọc, các nhà sưu tầm hiến tặng sách. Cộng với việc tự bổ sung sách, số sách tại Thư viện hiện nay đã có trên 50.000 tựa.

Trong lời kêu gọi, Thư viện cũng đã vạch ra chủ trương và các việc làm cụ thể. Có những việc Thư viện đã hoàn thành, có một số còn dang dỡ, có một số khi ấy chưa dự tính được. Nay chúng tôi cho đăng lại toàn văn lời kêu gọi ấy, để bạn đọc đánh giá khách quan việc làm của chúng tôi trong suốt 7 năm qua, và cũng là để nhắc nhở tập thể nhân viên thư viện về những mục tiêu chưa hoàn thành. 

Một vài tựa sách trong cuốn sổ tặng sách mà các tự viện, độc giả đã hiến tặng vào thư viện

THƯ NGỎ 
V/V GÓP TƯ LIỆU CHO THƯ VIỆN

  • Kính thưa quí Hòa thượng, Thượng tọa, quí Ni trưởng, Ni sư
  • Kính thưa chư đại đứcTăng Ni
  • Kính thưa chư vị trụ trìcác tự viện, tịnh xá, tịnh thất, các cơ sở Phật giáo
  • Thưa quí thiện hữu tri thức, toàn thể Phật tử
  • Kính thưa quí vị quantâm đến tư liệu, sách báo

Phật giáo Việt Nam, qua hàng nghìn năm gắn bó với dân tộc, đã sáng tạo ra những giá trịtri thức không hề nhỏ, nhưng những gì của các thế hệ trước còn lại đến hôm nay là quá ít ỏi, khiến cho việc học tập, nghiên cứu tư tưởng, lịch sử, và xác lập một nền học thuật riêng mang bản chất Việt Nam gặp vô vàn khó khăn. Những tư liệu ấy mất đi vì yếu tố khách quan do chiến tranh và thiên tai thì đã đành; những tư liệu ấy lại mất đi vì yếu tố chủ quando nhu cầu sử dụng không còn, để thời gian và mối mọt xâm phạm thì thật là đáng tiếc.

Tư liệu còn sót lại đã ít, tư liệu mà người đọc có thể tiếp cận được càng ít hơn nhiều lần. Bởi tư liệu đa phần nằm tản mạn trong các tự viện, tịnh xá, tịnh thất, đền miếu, trong gia đình các thiện hữu tri thức, Phật tử. Có nơi còn có nhu cầu sử dụng, có nơi không còn, có nơi bảo quản tốt, có nơi để mối mọt, mưa nắng xâm phạm. Vừa qua, có một số tự viện đã gọi chúng tôi đến tặng tư liệu khi biết chúng tôi đang sưu tầm, nhưng phần chúng tôi nhận được là phần nhỏ còn lại sau khi đã bị đốt gần hết. Chúng tôi cũng nhận được bộ mộc bản kinh Pháp Hoa, nhưng đã bị mối mục hơn phân nửa.

Những việc trên thôi thúc chúng tôi sớm đưa ra lời kêu gọi này, lời kêu gọi về việc góp tư liệu nhằm xây dựng một thư viện chung cho Phật giáo. Việc tập trung tư liệu về một nơi kết hợp với biên mục, số hóa nguồn tư liệu ấy trước tiên giúp bảo lưu lại những giá trịsáng tạo truyền thống đang bị mai một quá nhanh, giúp các nhà nghiên cứu có thể tiếp xúctrực tiếp với bản gốc; kế đến giúp mọi người tìm kiếm tư liệu mình cần một cách dễ dàng và mau chóng; cuối cùng có thể phổ biến rộng rãi tri thức đến mọi đối tượng độc giả ở khắp mọi nơi.

Thư viện Hoa SenQuảng Đức có đưa lên một số tác phẩm, nhưng hầu hết là những tác phẩm tiếng Việt ra đời trong khoảng thời gian gần đây, bản được đưa lên không phải là bản chụp nên có phần hạn chế về tính văn bản.

Chương trình số hóa sách của các thư viện nhà nước như: Thư viện Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc Gia, Thư viện Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh diễn ra quá đỗi chậm chạp. Thêm vào đó, tư liệu Phật giáo trong các thư viện này rất ít và không đồng bộ.

Thư viện Huệ Quang chủ trương xem trọng việc số hóa tư liệu để khai thác hiệu quảnguồn tư liệu nhờ công nghệ thời đại mang lại, nhưng cũng không xem nhẹ việc bảo tồnvăn bản gốc, tức là những tư liệu dưới những thể dạng tồn tại của nó như: mộc bản, sách giấy dó, sách giấy mới, sách không được tốt thời bao cấp. V.v… Bởi vì qua những văn bản ấy, ngoài nội dung của nó, ta còn bắt gặp vẻ đẹp, tâm huyết, trí tuệ của một con người, tinh thần của một thời đại, văn hóa của một dân tộc.

Đôi nét về Thư viện Huệ Quang

Thư viện Huệ Quang trực thuộc Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang đặt tại Tu viện Huệ Quang.

Tu viện Huệ Quang do cố Hòa thượng Thích Huệ Hưng khai sơn vào năm 1970. Hòa thượng là bậc cao tăng thạc đức được nhiều người quý kính, từng đảm đương chức vụ Trưởng ban Tăng sự Trung ương của Giáo hội. Người kế nhiệm là Hòa thượng Thích Minh Cảnh, Trưởng ban Hán tạng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giám đốc Trung tâmDịch thuật Hán Nôm Huệ Quang, người đã bền bỉ đào tạo nhân lực Hán Nôm Phật giáosuốt mấy mươi năm qua cho sự nghiệp phiên dịch Đại tạng kinh chữ Hán và nghiên cứuHán Nôm.

Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang trong suốt hai mươi năm qua, đã đào tạohàng chục khóa học. Hiện nay, số người đủ khả năng làm việc tại Phòng Dịch Thuật của Trung Tâm có trên 30 vị. Các thế hệ học viên của Trung Tâm đã cho ra đời nhiều bkinhsách như: Kinh Duy Ma CậtKinh Kim Cang Giảng Lục, Tế Điên Hòa ThượngChư Kinh Yếu TậpCông Đức Niệm Phật, Chuyện Bách Dụ v.v…; 18 số nội san Suối Nguồn; đặc biệt là bộ Từ Điển Phật Học Huệ Quang, đây là bộ từ điển nền tảng cho chương trình dịch Đại tạng kinh đang được tiến hành tại Trung Tâm.

Thư viện Huệ Quang có trên 10.000 đầu sách các loại. Nguồn sách này chủ yếu do nhị vị Hòa thượng Huệ Hưng, Minh Cảnh để lại với ý nguyện thành lập một thư viện chung để mọi người cùng tham khảo. Người giữ thư viện hiện nay là thầy Không Hạnh đã sắp xếp, biên mục, bổ sung thêm một số sách mới và đưa thư viện vào hoạt động gần 5 năm nay. Chủ trương của thư viện là những tư liệu gì thư viện có mọi người đều có thể tham khảo bằng cách đọc tại chỗ, mượn, photo hoặc chụp hình v.v… tùy theo đặc điểm của tư liệu. Thư viện cũng đã đưa danh mục sách có tại thư viện lên trang web của Tu viện Huệ Quang (tuvienhuequang.com) vào năm 2007.

Những công việc cụ thể mà Thư viện đã, đang và sẽ thực hiện:

  1. Sưu tầm, biên mục và số hóa mảng sách Hán Nôm, đặc biệt là Hán Nôm Phật giáo.

Đây là mảng sách được quan tâm nhất vì ba lý doThứ nhất Hán Nôm là lĩnh vực đặc thù của Thư viện Huệ Quang, vì Thư viện Huệ Quang trực thuộc Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ QuangThứ hai Hán Nôm là loại sách gắn bó hàng nghìn năm với dân tộc và Phật giáo nên tư liệu chứa đựng trong mảng sách này rất nhiều, nhiều hơn hàng trăm lần những gì mà thế hệ hiện tại biết đến. Một ví dụ rất đơn giản để có thể thấy được lợi ích rất lớn của việc sưu tầm, biên mục, số hóa mảng sách này. Kinh Vu Lan, do Hòa thượng Huệ Đăng diễn Nôm, là bộ kinh được tụng đọc rất phổ biến, không biết đã được tái bản bao nhiêu lần. Những lần sau này đã xuất hiện nhiều câu có “vấn đề”. Việc tìm lại bản Nôm gốc của Kinh Vu Lan có thể khắc phục được các “vấn đề” đó. Hoặc như những tác phẩm Mông sơn thí thực khoa nghi, Tịnh nghiệp văn diễn nghĩa, Liên tôn yếu lãm toàn quyển của hòa thượng Bích Liên là những tác phẩm nôm rất giá trị về tư tưởng, khoa nghi, ngôn ngữ, nghệ thuật thư pháp ra đời chưa đầy một trăm năm mà nay muốn tìm lại, tìm không được, tìm không đủ. Đây cũng là tình trạng chung đối với hàng trăm tác giảtác phẩm Hán Nôm Phật giáo khác. Thứ ba Hán Nôm là mảng sách bị mai một nhanh chóng nhất trong bối cảnh hiện nay khi mà chữ Quốc ngữ gần như hoàn toàn thay thế. Việc trùng tu các tự việnvà việc diện tích các tự viện ngày càng bị thu hẹp cũng làm cho loại sách vốn chiếm nhiều không gian này mau chóng lùi vào quá khứ.

  1. Sưu tầm, biên mục và số hóa mảng sách tiếng Pháp viết về Việt Nam, Phật giáo Việt Nam.

Pháp cai trị nước ta khoảng trăm năm, tính từ thời các Đạo sĩ truyền giáo Tây phương đến thì đã gần bốn thế kỷ. Họ viết về phong tục tập quán nước ta rất nhiều, viết về tôn giáocũng không ít, trong đó có Phật giáo. Những tư liệu này rất cần cho việc nghiên cứu Phật giáo thời Lê-Nguyễn.

 

  1. Sưu tầm, biên mục và số hóa mảng sách tiếng Việt Phật giáo xưa cũ, sách mới có giá trị.

Có nhiều tác phẩm ra đời chưa đầy một trăm năm, thậm chí năm mươi năm mà ngày nay muốn tìm lại tìm không được, như bộ Việt Nam Phật Giáo Đấu Tranh Sử của Tuệ Giác in năm 1964, Lược Khảo Phật Giáo Sử Việt Nam của Vân Thanh.v.v.. Bản kinh Pháp Hoacủa Minh Kính dịch, in năm 1938, ngày nay hầu như không ai còn biết đến. Hoặc có những bản kinh sách qua nhiều lần in, bị tam sao thất bổn, nay muốn tìm lại bản đầu không biết tìm đâu. Việc lưu trữ tư liệu sẽ giúp chúng ta khắc phục các điểm này.

  1. Sưu tầm, biên mục và số hóa mảng báo chí Phật giáo Việt Nam

Đã có hàng trăm tạp chí Phật giáo ra đời từ thời chấn hưng Phật giáo những năm 1930 đến nay, nhưng chưa có một công trình số hóa hoàn bị nào tập hợp các tạp chí này, thậm chí một danh mục thống kê các tạp chí Phật giáo đã tồn tại tại Việt Nam cũng không có được nói chi đến số hóa. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang ra đời trước năm 1975, có đề cập đến một số tạp chí của Phật giáo, nhưng hơn ba chục năm sau, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu nhiều hơn những gì mà Nguyễn Lang đã đưa ra. Thư viện Huệ Quang đã và đang tiến hành số hóa các tạp chí mà mình có được hoặc mượn được, bên cạnh việc lập thư mục, phân tích mục lục của các tạp chí nói trên để người đọc có thể khai thác một cách hiệu quả. Hiện chúng tôi đã lập được thư mục của bộ Tư tưởng, bộ Hoằng pháp, Hải Triều Âm… Những tư liệu này sẽ được công bố rộng rãi bằng cách xuất bản và đưa lên trang web của Thư viện Huệ Quang.

Báo chí cũng là những sáng tạo trí tuệ, những sáng tạo mang phong cách báo chí. Việc tập hợp biên mục mảng báo chí này giúp ai đó muốn tìm hiểu về một tác giả, hay chủ đềnào đó sẽ tìm được một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Chẳng hạn, khi biên mục và số hóa xong bộ Tư tưởng, người đọc muốn tìm về những bài viết của học giả Lê Mạnh Thát trên tập san Tư Tưởng thì địa chỉ tất cả những bài viết của vị này liền hiện ra đầy đủ; muốn tìm hiểu về chủ đề giáo dục thì lập tức những địa chỉ bài viết liên quan đến giáo dục của các tác giả trong Tư Tưởng sẽ hiện ra. V.v… Theo địa chỉ đó tra cứu vào tài liệu đã được số hóa hoặc văn bản cụ thể sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đó là cái lợi ích do công nghệ thời đại mang lại mà ta không nên hờ hững.

  1. Sưu tầm, biên mục, số hóa Kỷ Yếu và Nội San Phật giáo.

Mỗi vị tôn túc Tăng Ni viên tịch hầu như đều có một tập kỷ yếu; mỗi một đại lễ, đại hội, hội thảo Phật giáo cũng lưu lại kỷ yếu; các trường hạ, trường học của Phật giáo cũng thường có kỷ yếu. Các Tu viện, Thiền viện lớn đều có Nội San như nội san Pháp Luân và Nghiên Cứu Phật Học của nhóm Già Lam-Giác Hoa, Nguyên Phong (sau đổi thành Phật Ân) của chùa Phật Ân, Suối Nguồn của Tu viện Huệ Quang, Đạo Uyển của chùa Đức Sơn, Vạn Hạnh của Học viện Vạn Hạnh, Ngàn Thông của trường CBPH Lâm Đồng v.v…rất có giá trị. Việc tập hợp được hai mảng tư liệu đặc thù này của Phật giáo có giá trị thực tiển sử dụng rất cao, đồng thời là tư liệu rất cần thiết đối với lịch sử và văn học Phật giáo sau này.

Ngoài năm mảng chính nói trên, những mảng còn lại cũng rất được thư viện xem trọng. Bởi vì tư liệu tự thân nó đã là một giá trị.

Vì vậy, Thư viện Huệ Quang sẵn sàng đón nhận tất cả những tư liệu sách báo, ván khắc… tất cả những gì liên quan đến chữ nghĩa; không phân biệt mới cũ, không phân biệt tốt xấu, mối mục, không phân biệt chủng loại, ngôn ngữ, tôn giáo…. Quí vị có thể đóng góp bằng nhiều cách. Nếu không còn sử dụng có thể tặng luôn cho Thư viện; nếu văn bản nào có nhiều bản có thể tặng bớt cho thư viện; hoặc có thể trao đổi với những tác phẩm mới mà Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang đã xuất bản; nếu tư liệu là văn bản điện tử có thể gởi qua email.

Với Truyền thống, hiện trạng, tiềm năng, định hướng, và tâm huyết mà mình có được, Thư viện Huệ Quang có thể xây dựng được một thư viện chung. Nhưng đây là công việc mà chỉ riêng sức chúng tôi không thể nào thực hiện được nếu như không được quí vị hoan nghênh và ủng hộ.

Kính thư!

Thư viện Huệ Quang

Ngày 01-10-2010

Thích Không Hạnh cẩn bút

HT.Thích Minh Cảnh chứng minh

 


CHIA SẺ

Bài viết khác

Bài viết tiếp theoVề một kiệt tác của Hồ Hữu Tường

Tưởng niệm Ân Sư

Tưởng niệm Ân Sư

Tra cứu thư mục

Chọn thể loại:

Tặng sách - sách tặng

Tặng sách - sách tặng

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài