Chữ Đông

Chữ Đông
Đông 冬

Theo âm lịch, từ tháng mười đến tháng chạp gọi là mùa đông. Trong văn hóa và văn học phương Đông, mùa đông gắn liền với sự tĩnh lặng. Chữ đông 冬 không chỉ biểu thị mùa đông trong chu kỳ bốn mùa mà còn mang ý nghĩa triết lý sâu sắc về sự kết thúc và chuẩn bị cho sự khởi đầu mới. Mùa đông là giai đoạn cần thiết để vạn vật tích lũy năng lượng, tượng trưng cho bản chất tuần hoàn của tự nhiên.

Chữ Đông 冬 thuộc dạng hội ý, cấu thành bởi:
Bộ băng 冫: nước gặp lạnh đông cứng.
Bộ truy 夂: theo sau mà đến

Theo Thuyết Văn Giải Tự giải thích: “四時盡也”。(Phiên âm: Tứ thời tận dã), Tạm dịch: Mùa đông là mùa cuối cùng trong bốn mùa.

Trong ngũ hành, mùa đông ứng với hành thủy, đại diện cho sự bền bỉ, tiềm tàng. Hành thủy mang tính âm, tượng trưng cho năng lượng tích lũy, nuôi dưỡng sự sống để chờ trỗi dậy vào mùa xuân.

Về mặt âm dương, mùa đông là cực âm, thời tiết giá lạnh, ánh sáng giảm dần. Đây là thời kỳ “tàng” trong quy luật sinh - trưởng - thâu - tàng, nơi mọi thứ ẩn mình chờ ngày trỗi dậy.

Mùa đông là giai đoạn cần thiết để vạn vật tích lũy năng lượng, tượng trưng cho bản chất tuần hoàn của tự nhiên.

Trong thơ ca đã khắc họa chữ mùa đông như biểu tượng của cái lạnh, tịch mịch nhưng luôn ẩn chứa sức sống mãnh liệt như thể chờ đợi để khởi sinh.
 



Trong bài Đông Hứng 冬興 (Cảm hứng mùa đông), thi sĩ Hoàng Đức Lương đã diễn tả mùa đông:
塵事無終極,
紛忙歲又冬。
梅傳春信早,
冒雪作先容。

Trần sự vô chung cực
Phân mang tuế hựu đông
Mai truyền xuân tín tảo
Mạo tuyết tác tiên dung

Bản dịch của Trương Việt Linh
Sự đời không lúc hết
Năm vội, chuyển sang đông
Tin xuân, mai báo sớm
Đội tuyết, đơm nụ bông

-------------------------
Hoàng Đức Lương (黃德梁, 1450 – ?) người làng Gàu, nay là xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, ông đỗ Nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Mậu Tuất (1478) dưới triều vua Lê Thánh Tông, được bổ chức quan, làm đến Tham nghị. Ông là người biên soạn bộ Trích diễm thi tập.

Trương Việt Linh sinh năm 1955, quê ở Cát Minh, Phù Cát, Bình Định, là nhà giáo, người đã dịch 4482 bài dịch trên trang thơ Thi Viện.
CHIA SẺ

Bài viết khác

Bài viết tiếp theoChữ Hạ
Bài viết trướcChữ Thu

Tưởng niệm Ân Sư

Tưởng niệm Ân Sư

Tra cứu thư mục

Chọn thể loại:

Tặng sách - sách tặng

Tặng sách - sách tặng

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài