Chữ Xuân

Chữ Xuân
Chữ Nho là sự kết hợp và gắn bó chặt chẽ của ba mặt Hình-Âm-Nghĩa. Từng nét chữ được viết ra đều tiềm ẩn nội dung học thuật, tư tưởng, và mối liên hệ nhân-quả mật thiết với đời sống của người dân. Hiểu rõ nội hàm thâm sâu của loại chữ viết tượng hình, cha ông ta đã khéo sáng tạo những điều lý thú, khiến chữ Nho trở nên dễ hiểu dễ nhớ.

Cùng xem lại Chữ Xuân trong phân tích dưới đây từ Truyện Kiều của Đào Mộng Nam (trích Chữ Nho Tự Học, cuốn 1, 1970)

Chữ Xuân 春 ghép bởi tam 三 nhân 人 nhật 日
三 Tam: ba nét (nét trên chỉ Trời, nét giữa chỉ Người, nét dưới chỉ Đất, vậy Trời Đất với Người cộng lại là ba)
人 Nhân: người (vẽ hình người đi)
日 Nhật: ngày, mặt trời

Trong Đoạn Trường Tân Thanh chữ nhật 日 này là ngày Xuân còn tam nhân 三人 là ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan đi dự hội Đạp Thanh.

Ngoài ra, xã hội nông nghiệp xưa, ngày 日Xuân là ngày được rảnh rang việc đồng áng, nông dân cũng tụ họp nhau đông đảo (tam nhân 三人: chỉ số người đông) để hội hè, đình đám.

Qua phân tích trên của Đào Mộng Nam, chúng ta thấy lối chiết tự, chơi chữ được đưa vào ca dao, dân ca và những áng thi văn kinh điển của tiền nhân càng cho thấy chữ Nho vừa giản đơn, vừa tri thức, vừa bình dân nhưng cũng vừa bác học.
CHIA SẺ

Bài viết khác

Bài viết tiếp theoChữ Thu

Tưởng niệm Ân Sư

Tưởng niệm Ân Sư

Tra cứu thư mục

Chọn thể loại:

Tặng sách - sách tặng

Tặng sách - sách tặng

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài