Hoa hoè

Hoa hoè

Cây hoa hòe* còn gọi là hòe mễ hay hòe hoa. Cây to cao 5 - 6 mét. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7 - 17 lá chét. Mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 8, mùa quả từ tháng 9 đến tháng 11. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Quả là một giáp dài hoặc hơi cong, giữa các hạt quả hơi thắt lại.

Hoa hòe có nhiều ở nước ta, mọc hoang hoặc được trồng trong vườn. Những tỉnh trồng nhiều là: Thái Bình, Nghệ An, Hà Nam,… Hoa hòe là dạng cây sống lâu năm có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành, cây con sau 3 - 4 năm ra hoa, có thể thu hoạch được.

Dược liệu sử dụng chính là nụ hoa hòe, thu hoạch khi hoa còn nụ, sắp nở, lúc này nụ hoa to và nhiều dược chất nhất. Sau khi hái rửa sạch, phơi hoặc sấy khô và sắc nước uống.

Theo các tài liệu cổ, hoa hòe có vị đắng tính mát, vào hai kinh can và đại tràng, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết. Hoa hòe tốt cho tim mạch, có tác dụng giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng của huyết áp cao và chữa bệnh xuất huyết. Ngoài các tác dụng nêu trên, hoa hòe còn được dùng điều trị viêm khớp và cải thiện giấc ngủ, điều trị bệnh trĩ và giảm cân,...

Ngày nay, người ta biết hoa hòe có rất nhiều tác dụng và việc dùng hoa hòe chữa bệnh hiện đang được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng hoa hòe mà cần cân nhắc và được sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để sử dụng phương pháp và liều lượng thích hợp, tránh các hậu quả không mong muốn.

Nguồn tham khảo:

1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Tác giả Đỗ Tất Lợi, NXB Khoa Học Và

Kỹ Thuật.

2. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Viện dược liệu, NXB Khoa học và

Kỹ thuật.

*Cây hoa hòe có tên khoa học: Sophora japonica L.

CHIA SẺ

Bài viết khác

Bài viết trướcBách hợp

Tưởng niệm Ân Sư

Tưởng niệm Ân Sư

Tra cứu thư mục

Chọn thể loại:

Tặng sách - sách tặng

Tặng sách - sách tặng

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài