Trang chủ Ấn phẩm Thư Viện Ảnh Ấn Hàm Hòa diễn truyện

Hàm Hòa diễn truyện

Tác giả Vô Danh Thị

Dịch giả Đỗ Nhật Tân

Kích thước 16x24 cm

Số trang 304 trang

Năm xuất bản 1971

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa
Đơn giá

"Có lẽ từ trước tới nay ở Việt Nam ta, chưa có một vở hát bộ nào đã dài (12 hồi), lại văn chương cầu kỳ như vở hát bội Hàm Hòa. Bao nhiêu vở hát khác chỉ chừng năm ba hồi, phần văn chương cũng chỉ trung bình chứ không đặc sắc cho lắm.

Lâu nay người ta chỉ được biết vở tuồng KIM THẠCH KỲ DUYÊN của tác giả Bùi Hữu Nghĩa hay của Huỳnh Mẫn Đạt là loại văn hay, nhưng cũng chỉ ít hồi, so văn chương còn kém bộ Hàm Hòa, dùng ít tiếng chữ không cầu kỳ lắm, vậy ta có thể coi bộ Hàm Hòa là hay nhất về loại tuồng hát bội.

Hát bội là Bản Anh Hùng Ca thông dụng toàn quốc, nêu cao đức tính cao quý của đạo làm người như trung hiếu tiết nghĩa, làm tấm gương sáng cho người đời soi để xử thế, trọn đạo làm người mới có thể toàn danh và toàn thân nữa, dù trước có khốn khổ rồi sau cũng được sung sướng. Đình đám Việt Nam ta vẫn thờ thần diễn lối hát bội, coi như hình ảnh của các đấng Sinh vi tướng tử vi thần, có nhiều công ân cho cả một thế hệ, bởi lẽ đình thần Việt Nam đa số là các danh nhân, khi diễn ra những bản Anh Hùng Ca là trực tiếp hay là gián tiếp ca tụng công đức thần thiêng, hiện hình bằng những sự tích tiền nhân tương tự (khi tan giã đám phải diễn tích nào có sự tôn vương, có ý vì thiên hạ rối loạn cầu mong một vị Thái-bình chân chúa ra đời, như cuối vở hát có lời cầu chúc, người Nam Việt vẫn hỏi nhau về đình đám đã tôn vương chưa, đó là điềm hay cho miền Nam Việt sẽ có chân chúa ra đời).

Những lối hát khác, như chèo ở Bắc Việt, ca cải lương của Nam Việt mới đây, không hẳn là những Anh Hùng Ca, vì giọng hãy còn ủy mị, không hùng tráng gào thét như lối hát bội, thế nên thờ thần vẫn theo lối hát bội này, vậy lối hát này thuộc loại oai hùng và quý phái, cung vua vẫn có ban nhã nhạc, hẳn rằng vở hát Hàm Hòa đã thuộc của hoàng cung.

Về phần tác giả bộ Hàm Hòa không thấy ghi tên họ, chỉ thấy ở Chi nhánh Văn Khố Đà Lạt, như thuộc của Thư viện hoàng gia, xem ra ở giọng nói miền Trung, người ta nghi tác giả có lẽ là ông Đào Tấn, vì họ Đào làm quan ở Bộ lễ, đã viết ra nhiều vở hát bội ở miền Trung."

[...]

Trích lời nhận xét về giá trị Hàm Hòa Diễn Truyện

Minh Đức Đỗ Nhật Tân