Trang chủ Ấn phẩm Nguiễn Ngu Í Hồ Thơm Nguyễn Huệ Quang Trung

Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung

Tác giả Nguiễn Ngu Í

Đề bạt Hồ Hữu Tường

Kích thước 13.5 x 18.3 cm

Số trang 96 trang

Năm xuất bản 1967

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Về Nguồn
Đơn giá

Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung (1752 - 1792) hay Giấc mộng lớn chưa thành của Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư, lời bạt Hồ Hữu Tường, do Về Nguồn xuất bản, gồm 2222 quyển.

Đây là để trả một món nợ

Từ thuở bé, tôi đã ấp ủ ba cái mộng, trong số bao nhiêu cái mộng lớn mộng con khác.

Một cái mộng lớn là thấy một VIỆN NGHIÊN CỨU TÂY SƠN, qui tụ những sử gia đã nắm vững những phương pháp sử học của Tây phương mà thoát những tù hãm của những phương pháp nầy, để rọi ánh sáng vào giai đoạn huy hoàng nhất mà cũng là ít được biết nhất trong lịch sử nước nhà: sự xuất hiện của vị anh hùng áo vải cờ đào Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung. Thành tích mà viện nghiên cứu này thâu lượm được sẽ mang vào Đại học mà dạy thành một chứng chỉ đặc biệt, vào trường Cao đẳng quân sự mà dạy cho các sĩ quan cao cấp. Và mỗi năm thấy một sử gia chọn một góc nào đó của vấn đề Tây Sơn mà làm đề tài của một luận án về sử học.

Một cái mộng lớn thứ hai là thấy một học giả (như Trần Thọ đã làm đối với Tam Quốc) đúc kết tất cả những điều cần phải biết về Tây Sơn mà sáng tác ra bộ Tây Sơn chí truyền lại cho muôn đời.

Chừng ấy rút tài liệu chánh xác ở trên, một ngọn bút tài hoa nào đó (ví như La Bổn Quán Trung đối với đời Tam Quốc) sẽ làm sống lại thật linh động vị anh hùng ÁO VẢI CỜ ĐÀO, đã dẫn đầu cho dân tộc Việt viết những trang sử xán lạn.

Từ mới bắt đầu quen với Nguyễn Hữu Ngư, sau này mượn bút hiệu là Nguiễn Ngu Í, rồi Ngê Bá Lí, tôi đã nhắc cho bạn nghe những mộng lớn mộng con nầy.

Nghĩ rằng những mộng lớn mộng con mà tôi đã gieo trong trí của Bạn cũng có một phần nào ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh của người, nên tôi thấy cần nói đôi lời, gọi là để trả một món nợ tinh thần. Song xét mình mấy mươi năm nay chẳng làm được một chút gì để "giúp dân dựng nước" khi mà nước loạn chẳng khác vào thời Tây Sơn, nên tôi thẹn quá.

(Trích dẫn trong LỜI BẠT của Hồ Hữu Tường)