Trang chủ Ấn phẩm Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Chi Đồ

Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Chi Đồ

Chất liệu Làm từ chất liệu giấy PP

Kích thước 0.3 x 10 m

Nhà xuất bản Huệ Quang
Đơn giá

       Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn chi đồ, bức tranh miêu tả cảnh Trúc Lâm đại sĩ - đức Phật hoàng Trần Nhân Tông - xuống núi.

        Bức tranh này do hoạ sư Trần Giám Như đời Nguyên vẽ, lấy Phật hoàng Trần Nhân Tông làm nhân vật trung tâm. Sau, đến thời Vĩnh Lạc đời Minh, hoạ phẩm này được Trần Quang Chỉ viết bài dẫn, nối theo đó là lời bình tán của các danh sĩ Trung Nguyên đương thời. Chính vì vậy đã tạo thành nét đặc biệt của bức tranh: không chỉ có phần hoạ mà còn có phần thư rất dài, tổng cộng tạo nên chiều dài đáng kinh ngạc: 10 mét.

        Phần hoạ, có 3 đại cảnh:

  • Vua Trần Anh Tông dẫn đầu triều thần đứng nghênh đón Phật hoàng;
  • Phật hoàng ngồi trên võng, có chúng dân, đạo sĩ tháp tùng;
  • Các vị tăng Thiên Trúc và voi chở

       Phần thư gồm các bài ký, dẫn, kệ tán, thơ tán của gần chục danh sĩ như Trần Quang Chỉ, Dư Đỉnh Tăng Khải, Lâm Phục, Phổ Hiệp, Đức Thuỷ, Viên Chỉ An, Ngô Đại Tiết,... cùng với các ấn chương của họ. Ngoài ra còn có rất nhiều ấn chương của những người đã từng lưu trữ nó qua nhiều thời kỳ như Càn Long, Gia Khánh, Phổ Nghi, Hạng Nguyên Biện,...

        Bản gốc của cuộn tranh đang lưu trữ tại Bảo tàng Liêu Ninh (Trung Quốc) và được xếp vào hàng quốc bảo hạng nhất. Ngày 23-04-2012, tại cuộc đấu giá tinh phẩm kỳ thứ 18 mang tên Trung Quốc thư hoạ do công ty Poly tổ chức, bản phục chế của bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ đã được đưa ra bán đấu giá và con số cuối cùng lên đến gần 1,8 triệu USD, mức giá đáng kinh ngạc đối với một tác phẩm phục chế.

        Ở Việt Nam, Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ đã trở thành đề tài sôi nổi trong một thời gian dài, qua các cuộc triển lãm, các bài viết khảo cứu, tranh biện. Tiêu biểu trong số đó là chuyên đề biên khảo khá công phu của Tiến sĩ Nguyễn Nam trên đặc san Suối Nguồn kỳ thứ 7 mang tên “Bóng hình để lại”.

Trích đoạn Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ