Sách Hán Nôm phục chế - phiên bản bìa sắc phong

Sách Hán Nôm phục chế - phiên bản bìa sắc phong

Để có một tờ giấy sắc phong, sau khi tờ giấy dó được nhuộm màu vàng rồi giấy còn được các họa sĩ/ các người thợ vẽ hình (thường là màu bạc) long, lân, quy, phụng tùy theo đặc điểm và phẩm trật của đối tượng được phong sắc. Ngày nay, người ta làm ra các tờ giấy sắc phong để phục chế/ giả cổ các đạo sắc phong xưa. Giấy sắc phong Thư viện Huệ Quang sử dụng là loại giấy dừng lại ở bước chưa được vẽ tay các họa tiết, chính xác phải gọi là "Sách Hán Nôm phục chế-phiên bản bìa giấy được dùng làm giấy sắc phong", nhưng như vậy quá cầu kì, nên mới gọi ngắn gọn như trên.

Trong các bản sách Hán Nôm xưa còn lưu trữ, phần nhiều thấy loại bìa sắc phong (có họa tiết) sử dụng trong kho sách của triều đình (bên cạnh loại bìa gấm vàng). Chúng tôi cũng đã tận mục sở thị bìa sắc phong đã được dùng để may bộ Địa tạng kinh thích giải Hoa ngôn (diễn Nôm) vào thời Lê của ngài Minh Châu Hương Hải. Có thể nó được sử dụng ngẫu nhiên không phải từ đầu, nhưng cũng cho thấy mỹ cảm và khuynh hướng sử dụng bìa sắc phong đã có từ lâu. Nhìn chung, bìa giấy sắc phong về bản chất cũng xuất phát từ giấy dó, nhưng được nâng cao hơn về trình độ mỹ thuật. Chính vì vậy, khi sử dụng làm bìa sách nhìn quyển kinh sách Hán Nôm thêm phần trang trọng hơn so với bản bìa cậy phổ thông.

Lý do chúng tôi không sử dụng bìa sắc phong hoàn chỉnh, tức đã có trang trí họa tiết là vì chi phí nó quá cao, có thể cao hơn phần được bọc bên trong nó.

Thư viện Huệ Quang


CHIA SẺ

Bài viết khác

Bài viết tiếp theoVề một kiệt tác của Hồ Hữu Tường

Tưởng niệm Ân Sư

Tưởng niệm Ân Sư

Tra cứu thư mục

Chọn thể loại:

Tặng sách - sách tặng

Tặng sách - sách tặng

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài