Pháp Trích Lục - Bộ 3 tập

Soạn giả Huỳnh Văn Niệm

Kích thước 14 x 21 cm

Số lượng 3 tập

Năm xuất bản 1953-1954

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Kiêm Biên
Đơn giá

Huỳnh Văn Niệm soạn ra cuốn "Pháp Trích Lục I" này để cung hiến trong muôn một, cho các bạn nhiều bài pháp ngắn nhưng đầy ý nghĩa trong những kinh sách mà chúng tôi đã được xem qua.

Ngôn ngữ trong quyển sách chứng tỏ sự giản dị của Phật giáo hồi lúc sơ khai. Mỗi khi có dịp tiếp xúc với hàng tứ chúng, tùy theo sự hiểu biết của từng hạng người, đức Thế Tôn dùng lời nói gọn gàng và dễ hiểu, để dạy bảo người tu Phật về những phương pháp tu hành cho mau dứt khổ. Ngài cố tránh những lý thuyết viễn vong chẳng có lợi ích chi cho đường giải thoát.

Quyển sách này chia ra làm 3 đoạn:

  1. Đoạn đầu nói về những pháp của Đức Phật đã thuyết ra để dạy bảo hàng tại gia và các bậc xuất gia nên tu cách nào cho mau tấn hóa
  2. Đoạn giữa là phần "Phụ Trương" có chép những sử tích về: Tư cách giáng sanh của Đức Bồ Tát trong kiếp chót, Tích ông Đề Bà Đạt Đa chia rẽ Tăng Hội và hãm hại Đức Phật và cuộc lễ Trà tỳ kim thân đức Thế Tôn.
  3. Đoạn cuối nói về "Lịch sử kết tập Tam Tạng Pháp Bảo".

(Trích dẫn trong cuốn Pháp trích lục I)

Nội dung quyển sách chia làm 2 phần:

  1. Phần thứ nhất gồm có những bài pháp do Đức Phật hoặc chư Thinh Văn La Hán đã thuyết ra để dạy người hành đạo và bài pháp "Cuộc tranh luận giữa Đức Phật và nhóm ngoại đạo Nigantha" chứng tỏ rằng Đức Thế Tôn chẳng phải chỉ có đức Từ bi nhẫn nại mà thôi, Ngài lại là một bực đại trí có nhiều kinh nghiệm và rất hòa nhã trong khi tranh biện về đạo đức với những phái khác. Nhờ vậy, mà Ngài cảm hóa được nhiều người.
  2. Phần thứ nhì có ghi chép "Sự tích của Hoàng Đế A Dục" là một bực đại hộ pháp trong Phật giáo, trị vì tại xứ Ấn Độ tới 200 năm sau khi đức Phật nhập Niết bàn. Nhờ Ngài mà những thánh tích, kinh luật và Xá Lợi của đức Thế Tôn được lưu truyền cho đến ngày nay.

(Trích dẫn trong cuốn Pháp trích lục II)

Tất cả những Phật ngôn trong quyển "Pháp trích lục" đều nhắm về các Pháp Hành có tánh cách lợi ích quan trọng dành riêng cho bậc hành giả nhiệt thành dũng cảm quyết tâm đi tới mục đích an vui cao thượng

Phần sau có Thiên Khái Luận về "Minh Sát Tuệ" do Đại Đức Thiền sư LEDI SAYADAW sáng tác ra rừ năm 1915 tại Mandalay (Miến Điện) cống hiến thêm nhiều tài liệu và chi tiết đặc biệt để nâng đỡ hữu hiệu các Phật tử thiết tha với Pháp tu Thiền định.

(Trích dẫn trong cuốn Pháp trích lục III)