Ngày 08 tháng 11 năm 2017, Tiến sĩ Han Seonhak, quản lý Viện bảo tàng Asian Woodblock Prints thuộc tỉnh Kangwon-do Hàn Quốc đã đến Việt Nam để tham dự tọa đàm quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo quản tài liệu Mộc bản tại các nước châu Á” tổ chức tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV – Đà Lạt. Ngay khi vừa có mặt ở Tp. Hồ Chí Minh, địa điểm đầu tiên tiến sĩ đến thăm là Thư viện Huệ Quang. Tại đây, ông đã có cuộc trò chuyện về nhiều vấn đề liên quan đến mộc bản và bảo tồn mộc bản với Hòa thượng trụ trì chùa Huệ Quang
Thầy viện trưởng và nhân viên Thư viện. Hiện Thư viện Huệ Quang đang lưu trữ hơn 300 mộc bản sưu tầm từ nhiều chùa khác nhau và khoảng 1000 đầu sách Hán Nôm có giá trị về nhiều mặt. Thư viện đang tiến hành số hóa và phục chế số tư liệu quý giá này để phục vụ nhu cầu bảo tồn, học tập và nghiên cứu của độc giả.
Tiến sĩ Han đã được tận mắt chứng kiến nhiều công đoạn công phu của quá trình phục chế lại các văn bản Hán Nôm bằng giấy dó của Thư viện và tỏ ra rất thích thú loại giấy truyền thống mỏng, nhẹ và rất bền cũng như ý nghĩa to lớn của việc làm này.
Bảo tàng Woodblock Prints – nơi Tiến sĩ Han đang quản lý nằm trong khuôn viên chùa Myeongju, là nơi lưu trữ khoảng 6.000 mộc bản, bản in, kinh sách và các hiện vật mang giá trị văn hóa lâu đời khác không chỉ của riêng Hàn Quốc mà còn của nhiều nước phương đông có nền văn hóa tương đồng như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… và Việt Nam. Nơi đây mỗi năm đón khoảng 12.000 lượt khách đến viếng chùa và tham quan bảo tàng, đặc biệt đối với những ai quan tâm đến văn hóa Phật giáo thì đây là địa điểm rất đáng để lưu ý.
Nhân dịp này, Tiến sĩ Han có gửi tặng Thư viện 3 cuốn sách do Bảo tàng văn hóa dân gian Hàn Quốc và Bảo tàng Mộc bản Myeongjusa xuất bản là /The Flowering of Print Culture Ancient Woodblock Printing/, /The Blossom of Print Culture Ancient Asian Woodblock Prints/ và /Buddhism – Taoism East Asia Ancient Woodblock Prints/.
Thư viện cũng gửi tặng đến Tiến sĩ Han một số ấn phẩm giấy dó do thư viện Huệ Quang phục chế: Kế đăng lục, Lịch truyện tổ đồ… cùng với 4 bức tranh Quan Âm và Phật A-di-đà được rập lại từ mộc bản ở chùa Thập Tháp (Bình Định), bức Pháp phái và Niệm Phật công cứ rập lại từ mộc bản chùa Viên Giác (Quảng Nam). Qua chuyến thăm này, hai bên đều mong muốn có sự trao đổi hợp tác lâu dài về nhiều mặt vì cả hai đều có những điểm tương đồng lớn lao về tư tưởng, mục đích và công tác hiện
Trước đây Thư viện cũng nhiều lần đón tiếp các nhà nghiên cứu từ Nhật Bản, Trung Quốc,… Thư viện luôn hoan nghênh sự có mặt của các vị và rất mong muốn có sự trao đổi giao lưu về văn hóa cũng như kinh nghiệm bảo tồn vốn cổ từ khắp nơi
Huệ Quang, ngày 14/11/2017
Thủy Tiên tổng hợp