Ý nghĩa triết học Mạn Đà La (Đại cương triết học Mật giáo - Li Chih Chieh - Tạp chí Vạn Hạnh số 10 năm 1966)

Ý nghĩa triết học Mạn Đà La (Đại cương triết học Mật giáo - Li Chih Chieh - Tạp chí Vạn Hạnh số 10 năm 1966)

Mạn đà la là dịch âm của tiếng Phạm (Mandala). Ngoài ra còn những dịch âm khác như mãn đà la, mãn đát la hay mạn noa v.v... Về dịch ý của mạn đà la thì có hai, một do cựu dịch và một nữa do tân dịch (1). Theo cựu dịch mạn đà la có nghĩa là đàn tràng hay đạo tràng. Theo tân dịch thì có nghĩa là luân viên cụ túc hay tụ tập, hay phát sinh. Cựu dịch thì đứng về thể mà tân dịch thì đứng về nghĩa của nó vậy. Thực ra nghĩa và thể cũng chỉ là một. Theo Phạm ngữ mạn đà (manda) có nghĩa là bản chất, và la có nghĩa là thành tựu. Hai chữ Manda và Lala hợp lại cho ta chữ Mandala với ý nghĩa sự thành tựu của bản chất.


Hoạ phẩm "Hoa Mạn-đà-la" của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí in trên bìa tạp chí Vạn Hạnh số 8&9, năm 1966

Sự thành tựu của bản chất có ý nghĩa gì? Thưa, đấy là biểu thị cho cảnh giới tự giác của Phật đà. Bản lai, bản thể lục đại là tam mada hình (hay tiêu chức) của Như Lai (2). Cho nên, bản thể của thế giới cũng là bản thân hiện hữu của lục đại pháp thân; mỗi một sự vật đều tượng trưng cho Như Lai, tất cả cũng đều biểu thị cho đức tướng trí tuệ của Như Lai; trí tuệ và đức tướng của Như Lai là cái vòng tròn (luân viên hay viên mãn) đầy đặn (cụ túc), có thể nói, vạn tượng là những tượng trưng viên mãn cho đức tướng của Như Lai. Thể của vũ trụ là cái biểu thị bên trong của thể đó, là một thứ tồn tại có tính chất cụ thể không tách rời khỏi nhau được. Cái tồn tại đó là cảnh giới vô cùng thâm áo (ấy là cảnh giới tự chứng của Phật), nó là cái tồn tại vừa có tính chất phổ biến đồng thời có tính chất tuyệt đối, vừa là nội tại tính mà cũng vừa là siêu việt tính; ấy là thế giới thực tướng của bản chất sinh mà cũng là cảnh giới nhất thực của lục đại. Chính đó là ý nghĩa chân thực của bồ đề với tính cách cứu kính tuyệt đối, và cũng là thế giới trung đạo của như như. Thế giới đó là thế giới bí mật trang nghiêm không thể nói được.

Mạn-đà-la xếp bằng hoa của Kathy Klein

Đem cái cảnh giới tự chứng của Phật đà đó mà dùng phương thức tượng trưng để hiển thị như thế gọi là mạn đà la.
------------------
(1) Cựu dịch và tân dịch: Các nhà dịch kinh Trung hoa kể từ Huyền trang về trước gọi là cựu-dịch, Huyền trang về sau gọi là tân-dịch.
(2) Tam ma da hình, tiêu chức cho bản thể nội chứng của Phật và Bồ tát. Như đao kiếm của Bất động Minh Vương hay đoá hoa sen của đức Quan thế âm Bồ tát. Đây là một trong 4 thứ Mạn đà la.

Dưới đây là một số hình ảnh về Mạn Đà La








CHIA SẺ

Bài viết khác

Bài viết tiếp theoVề một kiệt tác của Hồ Hữu Tường

Tưởng niệm Ân Sư

Tưởng niệm Ân Sư

Tra cứu thư mục

Chọn thể loại:

Tặng sách - sách tặng

Tặng sách - sách tặng

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài