Câu Đối

Tác giả Nguyễn Văn Ngọc

Kích thước 14 x 20 cm

Số trang 272 trang

Năm xuất bản 1931

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Việt Văn Thư Xã
Đơn giá

“Câu đối cứ kể, không đáng đứng làm một loài văn riêng như Thơ, Phú, Văn bia, Văn tế,...

Câu đối, chẳng qua, chỉ là một lối văn vụn vặt, tính từng chữ, chớ không đếm từng trang, từng tờ. 

Tuy vậy mà câu đối là một thể văn rất cần. Phàm các lối văn vần của ta, bất cứ là Thơ hay Phú, Văn tế hay Văn bia, cho đến cả văn Lục bát hay Song thất lục bát cũng không vượt được câu đối, cũng đều có câu đối lẫn ở trong.

Người ta có biết làm câu đối, nhiên hậu mới học làm thơ, làm phú được. Câu đối khác nào như a, b, c của quốc ngữ, như bước đầu vào làng văn.

Nói rộng nữa, cả các lối văn xuôi cho đến một câu nói thường, lắm khi cũng phải mượn đến văn câu đối. Tiếng ta vốn là tiếng đan âm, nên bài văn hay câu nói của ta, muốn cho xinh đẹp, giòn giỏi, nhiều khi phải giống chữ đi đôi, cùng nhau sánh cạnh cho đều như đôi ngựa thắng vào xe cộ. Ấy cái nghĩa hai chữ “biền ngẫu”, cái lối được gọi là “biền văn”, “đối ngẫu” là như thế.

[…]

 Mục đích của chúng tôi cho xuất bản quyển Câu đối này trước hết là để tồn cổ, nghĩa là chúng tôi cố sức mà góp nhặt, mà giữ gìn những câu văn quí hóa của ông cha ta khi trước còn để lại, sau nữa, là chúng tôi dám mong cho các bạn thiếu niên, nếu quả được chút bụng dạ nào với Văn Nôm, thì cũng chửa nên vội sao nhãng Văn Câu đối, mà lại nên lưu tâm đến, tập luyện lấy, biết đâu sau này vừa chấn chỉnh được câu đối, lại vừa sản xuất ra câu đối, họa may nối gót được các bực tiền nhân chăng?”  

Trích Tựa

CHIA SẺ

Ấn phẩm khác