Trang chủ Ấn phẩm Thư Viện Ảnh Ấn Huấn Mông (tái bản năm 2017)

Huấn Mông (tái bản năm 2017) - hết hàng

Tác giả Thích Thiện Thuận

Kích thước 16 x 24 cm

Năm xuất bản 2017

Hình thức bìa Bia cứng

Nhà xuất bản Hồng Đức
Đơn giá

   Huấn 訓 là dạy, mông 蒙 là con nít, "huấn mông" tức là dạy dỗ trẻ con vậy. Đó cũng là cách gọi chung của những sách dạy chữ Hán vỡ lòng cho trẻ nhỏ ngày xưa. Còn nay, trên tinh thần cung cấp cho những ai bước đầu học chữ Hán cổ một công cụ học tập hữu hiệu, cuối năm 2013, Thư viện Huệ Quang đã phát hành quyển Huấn mông do Đại đức Thích Thiện Thuận biên soạn. Quyển sách đã được chư tăng ni, Phật tử và quý độc giả sơ khởi học Hán tự đón nhận nồng nhiệt. Ngoài việc cung cấp cho người học hơn 1000 chữ Hán cơ bản, các bài học được chia thành các chủ để và giảng nghĩa theo lối văn vần, dễ nhớ, khó quên. Lối diễn nghĩa này cũng quen thuộc từ lâu với chúng ta và đã chứng tỏ hiệu quả to lớn của nó. Thay vì ngồi viết từng nét, gò từng đường, ghi nghĩa từng chữ một rồi đọc lại như vẹt với hàng đống từ chẳng có dây mơ rễ má gì với nhau thì với lối văn vần, người ta có thể nhớ và đọc liền tù tì một hơi âm nghĩa hàng trăm chữ, kiểu như:
Thiên trời địa đất cử cất tồn còn, tử con tôn cháu lục sáu tam ba gia nhà quốc nước tiền trước hậu sau, ngưu trâu mã ngựa, cự cựa nha răng, vô chăng hữu có,...
hay:
"Thân mình, diện mặt, thủ đầu
Ngạch trán, phát tóc, tu râu, tiếu cười
Tị mũi, mục mắt, đồng ngươi
Bì da, khẩu miệng, thần môi, hạm cằm..."
    36 bài khoá trong Huấn mông là 36 bài thơ lục bát nhẹ nhàng, uyển chuyển, giúp người sơ cơ học chữ Hán bớt đi phần nào nhàm chán và khô khan trong quá trình tìm về với cổ nhân. Sau mỗi bài học là phần giảng nghĩa cụ thể và đầy đủ của từng chữ có trong bài, phân chia từ loại ngữ pháp và dẫn chứng ví dụ cụ thể từ các tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc và Việt Nam. Cuối sách là bảng tra của hơn 1000 chữ có trong sách theo thứ tự alphabet, như một phần tự điển nhỏ. Quyển sách được soạn xong trong mùa Vu lan 2013 và được tái bản cũng gần với mùa Vu lan 2017 này, như một sự ghi nhớ công ơn khải mông của ân sư Đại đức soạn giả - hoà thượng Thích Thiện Tánh - Viện trưởng Viện chuyên tu.