Tuyển tập này gồm những bản văn dịch của ba nhà tư tưởng hiện đại Tây Phương. Những bản văn có tính cách soi tỏ cho nhau, không - soi tỏ giúp độc giả Việt Nam (trên một lộ trình ẩn hiện) về một Nếp Gấp của Ngôn Ngữ Tương Ứng trên mặt biển dâu.
Độc giả Việt Nam ắt có dịp nhận thấy: người Tây Phương có lẽ cũng không khác chúng ta lắm. Có lẽ họ gần chúng ta lắm. Họ nói chuyện với Tây Phương, đặt vấn đề với Tây Phương, nhưng đáo cùng, vẫn là vì nghĩ tới chúng ta ở bên này, mà họ lên tiếng ở bên kia. Nói đúng hơn; họ nghĩ tới một Cõi Quê Chung...Bên này, bên kia, cùng đi về một nẻo, trên một triều Sử Lịch dị thường.
Nhưng mà Sương Tỳ Hải là gì? Là Tỳ Hải Sương vậy. Sao gọi là Tỳ Hải Sương?
Ấy là là...? Là là một loại Sầu U cô tịch vốn thường đi về xâm chiếm ngôn ngữ hội thoại, lăm le toan biến hội thoại thù thắng làm hội thoại bâng quơ. Và biến hội thoại bâng quơ làm hội thoại tịch mịch. Cuối cùng chỉ còn một loại ngôn ngữ song trùng tịch mịch bâng quơ:
"Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ
Tha nhựt như hà cử tợ nhân?"
Từ đó Tỳ Hải Sương là Tinh Thể của Nơi Chốn chon von tịch hạp.
(Trích dẫn trong trang 5 & trang 6)