Trang chủ Ấn phẩm Biên Khảo Tiếng việt gốc ngoại quốc

Tiếng Việt gốc ngoại quốc

Biên soạn Nguyễn Hữu Phước

Kích thước 13.5 x 20.2 cm

Số trang 316 trang

Năm xuất bản 2008

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Seacafe
Đơn giá

Mục tiêu chính của quyển sách này là để tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử mà dân ta đã hội nhập một số chữ ngoại quốc vào ngôn ngữ Việt, nguyên ngữ hay nguyên nghĩa của số chữ đó và do đó hy vọng giúp quý độc giả có một cái nhìn khái quát về sự phát triển của ngôn ngữ Việt.

Trước hết, ngôn ngữ chúng ta chịu ảnh hưởng thật sâu đậm của nước láng giềng khổng lồ Trung hoa  sau suốt 10 thế kỷ (từ năm 11 BC đến năm 939 AD) là khoảng thời gian Việt Nam sống dưới sự đô hộ của họ. Có hàng chục ngàn chữ Việt có gốc Hán Việt hay biến thể từ Hán việt do đó chữ Hán việt có ảnh hưởng sâu rộng trong ngôn ngữ Việt. Ngoài ra, còn có vài trăm chữ Việt Tàu như há cảo, xíu mại... mà chúng ta không thể quên.

Ngôn ngữ Việt có nguồn gốc chung với ngôn ngữ các chủng tộc khác ở Đông và Nam Á Châu (gọi chung là ngôn ngữ Môn). Do đó, chúng ta có một số chữ Việt gốc Khmer và nhiều chữ đồng âm/đồng nghĩa (hoặc âm/nghĩa gần giống nhau) với ngôn ngữ Khmer.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt nam, chúng ta còn sử dụng và thâu nhận (hay Việt hóa) những chữ có nguyên ngữ hay nguyên nghĩa từ Ấn Độ nhưng ngang qua chữ hán và giọng Hán Việt, qua các kinh điển Phật giáo đã được dịch ra chữ Trung hoa.

Sự du nhập của Công giáo vào Việt Nam cũng đã đưa đến việc sáng chế ra chữ quốc ngữ và sự hội nhập nhiều ý tưởng, một số nguyên ngữ và nhiều nguyên nghĩa từ Trung Đông và Nam Âu. Tiếng Hán việt vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc dịch thuật trong văn chương Công giáo.

Sự đô hộ của người Pháp ở Việt Nam trong gần một trăm năm (từ khoảng giữa thế kỷ 20) với việc dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ chính ở học đường và công quyền đã đưa đến sự hội nhập những tư tưởng về triết lý, khoa học, văn chương... của Tây phương. Chúng ta cũng Việt hóa vài ngàn chữ Pháp theo cách dịch âm.

Trong thời gian 1950 - 1975 chúng ta còn thâu nhận thêm một số chữ Việt gốc Anh qua ảnh hưởng của việc giao tiếp với Hoa Kỳ. Sau biến cố năm 1975, khoảng ba triệu dân Việt đã di cư đến nhiều quốc gia khác nhờ đó ngôn ngữ Việt lại được tiếp tục phát triển với nhiều từ ngữ mới.

(Trích dẫn trong LỜI TỰA của tác giả)



CHIA SẺ