Gia đình cố học giả Phạm Tất Đắc hiến tặng tủ sách gia đình

Gia đình cố học giả Phạm Tất Đắc hiến tặng tủ sách gia đình

Vào ngày 07/09/2022, bác Phạm Kim Long, là con của cố học giả Phạm Tất Đắc đã tặng toàn bộ tủ sách gia đình cho Thư viện Huệ Quang. Đây là số sách của Thân Phụ Bác đã sử dụng khi xưa và sách thuộc hai bộ môn châm cứu và điện toán mà Bác Phạm Kim Long dùng tham khảo trong mấy mươi năm qua. Dưới đây là thư của bác Phạm Kim Long gởi đến thư viện, trong đó có liệt kê tương đối đầy đủ các sách giá trị, chúng tôi xin phép tác giả được đăng lại trên trang web và facebook Thư viện để bạn đọc xa gần được biết cũng như ghi nhận và tri ân đối với Bác và gia đình trong việc hiến tặng sách này.

Saigon, ngày 6.9.2022

…………………

Trong hơn chục năm từ 1994 tới 2010, tôi đã biên dịch gần 20 đầu sách về Đông Y Châm cứu và Điện toán, do vậy, tôi đã gom góp được một số tài liệu ấn phẩm về 2 bộ môn này viết bằng Hán ngữ (Phồn và Giản thể), Anh ngữ, Pháp ngữ và Việt ngữ. Nhưng nay tôi đã già mà con cháu không theo đuổi 2 bộ môn này nữa nên tôi quyết định hiến tặng tất cả cho Thư Viện Huệ Quang để những người thích đọc sách có thể dễ dàng nghiên cứu và tham khảo.

Liệt kê một số sách về Đông Y Châm Cứu:

1. Hán ngữ

Trung quốc Y học Đại từ điển (Hong Kong 1930 gồm 30 tập), Ngũ Thập Chủng của Trần Tu Viên, Châm Cứu Đại Thành, Hoàng Đế Nội Kinh Linh Khu, Nạn Kinh, Linh Tố Tập Chú, Hoàng Đế Châm Cứu Giáp Ất Kinh, Kim Quỹ Yếu Lược, Thương Hàn Luận Chứng, Trung Y Nhập Môn, Y Học Tâm Ngộ (của Trình Chung Linh), Châm Thích Ma Tê… cùng mấy chục cuốn sách về Túc châm, Nhĩ châm, Bạt quán, Án ma, Túc dược liệu pháp, Trà tửu trị bách bệnh (toàn là Giản thể của Bắc Kinh).

2. Pháp ngữ

Nguyen Van Nghi (1909-1999) Pathogénie et Pathologie Énergétique en Médecine Chinoise (Traitement par Acupuncture & Massage) - George Soulié de Morant: L’Acuponcture Chinoise. Paris: Mercure de France; 1939. - A. Chamfrault: Traité de Médecine Chinoise (Tome 1: Traité de Médecine Chinoise. Acupuncture, moxas, massages, saignées - Tome 2: Traité de Médecine Chinoise d'après les textes Chinois anciens et modernes - Tome 3: Traité de Médecine Chinoise. Pharmacopée - Tome

4: Traité de Médecine Chinoise d'après les textes anciens et modernes, formules magistrales - Tome 5: Traité de Médecine Chinoise - de l'astronomie à la Médecine Chinoise - Tome 6: Traité de Médecine Chinoise - l´énergétique humaine en Médecine Chinoise) - Atlas des Langues & des Enduits Linguaux en Médecine Chinoise (của Bắc Kinh) - Le Diagnostique en Médecine Chinois - Formulaires d’Acupunture – Manuel d’Acuponcture Courante – Revue Française d’Acuponcture – Acuponcture Traditionnelle (Emerite) - Histoire & Pratique de l’Acupuncture (J. Lavoen) và rất nhiều sách Pháp ngữ về Châm cứu, Án ma, Thủy châm, Nhĩ châm, Bấm huyệt…

3. Anh ngữ

Anatomical Atlas of Chinese Acupuncture Points – The Meridians of Acupuncture – Acupressure / Acupuncture Without Needle và rất nhiều sách Anh ngữ về Châm cứu và Điện châm.

4. Việt ngữ

Rất nhiều sách về Châm cứu của Thượng Trúc (Cẩm Nang Châm Cứu, Châm Cứu Học Thực Hành, Y Án Châm Cứu, Từ điển Châm Cứu, Trật Đả Cốt Khoa), Thượng tọa Tâm Ấn, Hoàng Đế Nội Kinh, Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh, Châm Cứu Tập Biên, Hoàng Hán Y Học, Châm Tê (bản dịch), Những Phương Thuốc Bí Truyền của Thần Y Hoa Đà, Bài Giảng Đông Y (Tập 1 + 2) của Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, Châm Cứu Học của Viện Đông Y (Hà Nội), Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu của Lê Quý Ngưu, Đông Y Gia Truyền của Lê Văn Khuyên, Phương Pháp Gõ Kim Mai Hoa của Viện Y Học Cổ Truyền, Huyết Chứng Luận của Đường Tôn Hạo, Xoa Bóp Dân Tộc, Châm Tê Trong Ngoại Khoa và nhiều sách về Đông Y Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.

- Sách về Điện toán và Lập trình

- Gần 20 cuốn sách Điện Toán viết bằng Anh Ngữ: Machine Language, C/C+ Programming, Computer Dictionary, iPhone...

- Tiểu thuyết văn học:

Gần trăm cuốn tiểu thuyết văn học viết bằng Việt ngữ, Pháp ngữ, Anh ngữ và Hán ngữ. Đặc biệt nhất là bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung đều viết bằng Giản thể; Hồng Lâu Mộng, Nho Lâm Ngoại Sử, Đường Thi Tam Bách Thủ… đều viết bằng Phồn thể… Ngoài ra, tôi còn 2 bộ Tuần báo Đuốc Tuệ từ số 1 (ngày 27.2.1964) tới số 49 (ngày 9.1.1965) của Thích Chính Mệnh, Thích Đức Nghiệp và Thích Huyền Minh.

P. Kim Long

PHẠM KIM LONG

Bác Phạm Kim Long bút danh P. Kim Long sinh năm 1939 tại Hà Nội (không phải hai người trùng họ tên: Phạm Kim Long là Kỹ sư Việt kiều bên Mỹ, là IT người Hà Nội sống tại Tiệp và là tác giả Unikey; Phạm Kim Long-tức nhà thơ Phạm Thiên Thư). Người bạn đời của Bác là bác Lê Thị Thịnh sinh năm 1950 tại Sài Gòn. Hiện hai Bác đang sống tại Quận 7, Sài Gòn. Cả hai Bác đều còn khỏe mạnh, mẫn tuệ và làm việc chuyên môn của mình đầy say mê.

Hậu Năng PHẠM TẤT ĐẮC

Hậu Năng Phạm Tất Đắc (20.9.1908-18.2.1997) vốn là cựu học sinh Trường Bưởi (Collège du Protectorat), nhưng bị đuổi học, bị cấm thi và không được nhận vào làm trong công, tư sở của Pháp (từ 1926 tới 1950) vì đã tham gia biểu tình bãi khóa trong tang lễ Phan Chu Trinh. Ông đã phải học hàm thụ trường École Universelle tại Paris để lấy bằng Tú Tài Pháp, rồi dạy Pháp văn và viết sách lấy tên thật là Phạm Tất Đắc, lấy bút hiệu là Hậu Năng Phạm Tất Đắc khi biên soạn sách Hán ngữ.

1. Sách giáo khoa Pháp ngữ:

Trước năm 1939, Tác giả đã biên soạn Tuần san học báo Pour La Jeunesse Scolaire (PJS), Phụ bản Étude Pratique du Français, Cours d’Analyse Grammaticale & Logique (nhà xuất bản Mai Lĩnh đã tái bản tới 14 lần từ trước năm 1945). Sau năm 1951, Ông đã viết 80 Bài Dịch Pháp Việt, 32 số Học báo Classe de Français (1954-1956 tại Saigon), Le Français Correct, Emploi des Modes & des Temps, Grammaire & Syntaxe, Étude du Verbe, Préparation d’Orthographe.

2. Sách giáo khoa Việt ngữ:

Cuốn Phân Tích Tự Loại & Mệnh Đề (được Bộ Quốc Gia Giáo Dục dưới thời Bảo Đại công nhận làm sách giáo khoa dạy trong tất cả các trường trên toàn quốc).

3. Biên khảo Hán ngữ

Chiến sự ác liệt từ năm 1968 và chương trình giáo dục chuyển sang Anh ngữ, nên sách Pháp văn trở nên ế ẩm..., Ông đã biên dịch cuốn Hàn Phi Tử, Thương Tử; nhưng chỉ kịp xuất bản được cuốn Quản Tử 1 (năm 1968). Cuối cùng, Người vùi đầu vào biên soạn một số sách khác, như Văn Pháp Chữ Hán (chữ Hán cổ) và Hoa Cỏ Vườn Văn (2 tập) bàn phiếm về những giai thoại văn chương.... Năm 1996, sau khi “mua quản lý phí” từ nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội (đại diện ở Saigon) để được phép ấn hành cuốn Văn Pháp Chữ Hán, gia đình đã phải tự lo chuyện phát hành. Đại diện nhà xuất bản KHXH Hà Nội lại từ chối bán “quản lý phí” cho cuốn Quản Tử (toàn tập)!

Ghi chú

1. Ba danh nhân trùng tên

Hiện có 3 người trùng tên Phạm Tất Đắc: 1. Tác giả Chiêu Hồn Nước (1909-1935); 2. Kỹ sư điện toán trung niên là Giảng viên khoa Kỹ thuật Công Nghệ tại Hà Nội, với địa chỉ điện thư: ptdac@yahoo.com và 3. Tác giả nhiều sách giáo khoa Pháp văn và biên dịch sách Hán ngữ.

2. Thamkhảo

- Quý Bạn có thể tìm thấy một số sách giáo khoa Pháp ngữ đề tên Phạm Tất Đắc trong www.thuvienbinhdinh.com. Quý Bạn có thể tìm hiểu về văn pháp chữ Hán trong bài Luận văn tốt nghiệp của Tỳ Kheo Thích Giác Nhượng “Một số hư từ trong chữ Hán” trong www.Quangduc.com (Quang Duc English Vietnamese Buddhist Website). Quý Bạn cũng có thể tìm thấy bài “Một số tài liệu tham khảo về ngữ pháp và ngữ pháp tiếng Việt” đăng trong www.ngonngu.net với số thứ tự như sau: 54. Phạm Tất Đắc (1953): Phân tích tự loại và phân tích mệnh đề. Hà Nội.

3. Sách chưa xuất bản

- Hoa Cỏ Vườn văn (2 tập), Hàn Phi Tử, Thương Tử, Quản Tử toàn tập…

Phạm Tất Đắc

Bác Phạm Kim Long và bác Lê Thị Thịnh

CHIA SẺ

Tưởng niệm Ân Sư

Tưởng niệm Ân Sư

Tra cứu thư mục

Chọn thể loại:

Tặng sách - sách tặng

Tặng sách - sách tặng

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài