Nước & Đất - diễn giả Nhật Chiêu

Nước & Đất - diễn giả Nhật Chiêu

"Lần giở Truyện Kiều, bắt được hư không"

Chủ đề NƯỚC VÀ ĐẤT (buổi 2)

Diễn giả: Nhà thơ Nhật Chiêu

Theo Bachelard, tứ đại là bốn thể làm nên kích thích tố của tưởng tượng sáng tạo. Bốn thể nước, đất, gió, lửa ấy cũng nằm trong thể không mà con mắt pháp quán chiếu. Bốn thể ấy biến hiện trong Truyện Kiều như thế nào? Trước hết là thể nước và đất.

NƯỚC

Nước, hơn mọi thể khác, hiện rõ lưỡng tính: nhẹ và nặng, trong và đục, yêu và chết... "Chén xuân tàng tàng”, "giọt nước cành dương", “nổi sóng đùng đùng”, "vẫy gió tuôn mưa"...

ĐẤT

Lưỡng tính của Đất là: Đất cứng thách thức ý chí của ta và đất mềm mời gọi nhàn cư ngơi nghỉ: “cỏ non xanh tận chân trời”, “Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng”...

Nước có thể thanh tẩy cứu độ cũng như tàn phá vùi thây. Đất cũng vậy. Gió và lửa cũng vậy. Ẩn trong tất cả và toàn thể là Không trong con mắt pháp:

“Bốn bề bát ngát mênh mông

Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau”

Nhật Chiêu

Khán thính giả đăng ký giới hạn trong 50 vị. Sau buổi nói chuyện mời toàn thể hội chúng ở lại dùng chay nhẹ với chùa.

Dưới đây là link đăng ký cho buổi nói chuyện thứ 2:

https://forms.gle/WB77MzUtd6T2m6KC7

Song song với các buổi nói chuyện về Truyện Kiều tại Thư Quán, triển lãm các tác phẩm về Truyện Kiều và Nguyễn Du cũng diễn ra tại Phòng Đọc của Thư viện Huệ Quang.

 

CHIA SẺ

Tưởng niệm Ân Sư

Tưởng niệm Ân Sư

Tra cứu thư mục

Chọn thể loại:

Tặng sách - sách tặng

Tặng sách - sách tặng

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài
Liên kết ngoài