Angkor

Tác giả Lê Hương

Kích thước 13 x 19 cm

Năm xuất bản 1970

Số trang 340 trang

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Quình Lâm
Đơn giá

Angkor là tiếng gọi chung cho vùng đất trong tỉnh Siem Reap, lãnh thổ Cao-Miên, nơi có những đền đài xây toàn bằng đá nguyên khối chồng chất lên nhau, tạo thành một kỳ quan trên hoàn vũ.
Vào đầu thế kỷ thứ 20, người Việt-Nam sang đất bạn du-lịch hay cư ngụ đều có viếng thăm hoặc nghe nói đến kỳ công của các đấng Tiên-Vương Cao-Miên, mà không hiểu vì sao lại gọi bằng danh từ Việt: ĐẾ-THIÊN ĐẾ-THÍCH. Trải qua hàng trăm năm, đồng bào ta quen dùng tên này hơn thật.
Angkor gốc là tiếng Phạn; Nagara nghĩa là kinh-đô, vùng Angkor xưa kia là nơi vua Cao-Miên đóng đô một thời gian dài từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15 mới dời dần xuống phía Nam. Trong vùng có hai ngôi đền lớn nhất mang tên ANGKOR THOM và ANGKOR WATH. Angkor Thom nghĩa là Kinh-đô lớn, nơi nhà Vua cất hoàng-cung, Kim loan điện. Ankor Wath, hay Vat, nghĩa là Kinh-đô chùa (?) là một ngôi đền vĩ đại và đẹp hơn tất cả đền đài, được nhà Vua xây cất sau cùng trước khi thiên đô.
Một số đồng bào và kiều bào, ngay cả người Miên vì không có thì giờ tra cứu sách vở nên không hiểu cổ nhân xây cất các ngôi đền ở Angkor để làm gì, phương pháp kiến thiết thế nào và mỗi đền hình dáng ra sao. Phần nhiều người ta cho là do các đấng thiêng-liêng dùng thần thông dựng lên, và xung quanh cốt truyện ấy, còn có vô số chuyện huyền hoặc, ly kỳ.
Trong tập sưu tầm này, chúng tôi cố gắng ghi lại công trình của người xưa qua sử sách và di-tích lưu truyền:
- Nguồn gốc của dân Miên, cuộc lập quốc và xây-dựng các đền đài, do nhà Vua nào cất, để làm gì;
- Phương pháp kiến-thiết, cách dùng vật liệu, kỹ thuật chạm trổ;
- Trình bày từng ngôi đền một, từ ngôi đầu tiên theo tỉnh lộ ở thị trấn SiemReap vào đến ngôi cuối cùng.
Quí vị có thể hiểu biết tổng quát về căn nguyên của Angkor và hình dung trước mắt mỗi ngôi đền cũng như đi theo chân người dắt đường trong chuyến du-ngoạn.

Trích Lời nói đầu.