Trang chủ Ấn phẩm Hải Thượng Ấu ấu tu tri - Bộ 2 quyển

Ấu ấu tu tri - Bộ 2 quyển

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông

Kích thước 13x19 cm

Số trang 220 - 288 trang

Năm xuất bản 1961 - 1962

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Y học
Đơn giá

Ông Vật Thục Linh có nói: "Người ta bẩm thụ bởi khí âm dương ngũ hành mà sinh ra , sau khi lọt lòng mẹ thì các xương các khiếu đều đầy đủ, sáu thứ thèm muốn, bảy thứ tình cảm đều sẵn có, từ khi non nớt đến khi khôn há có phần khác nhau, mà các bộ môn trị liệu chữa bệnh trẻ con thường không theo hết ý nghĩa chữa bệnh trẻ con thường không theo hết ý nghĩa chữa bệnh của người lớn mà đặt ra khoa chuyên môn khác, sao mà phân biệt phiền phức như vậy. Sách có nói: "Chữa mười người nam không bằng chữa một người nữ, chữa mười người nữ không bằng chữa một người già, chữa mười người già không bằng chữa một em bé", người xưa còn gọi là Á khoa nữa đó không có gì khác, vì trẻ em đau đớn chỗ nào không thể nói lên được, mà chỉ thấy khóc, chứ không hiểu được đau bệnh gì cho nên chẩn trị không gì khó bằng. Riêng Cảnh Nhạc có luận rằng: "chữa bệnh trẻ con so với người lớn lại là rất dễ, bởi vì trẻ con bên ngoài không bị khí lục dâm dày dạn lâu ngày, bên trong cũng không bị bảy loại tình cảm dày vò, trừ các chứng kinh phong cam tích ra. Hễ trẻ có bệnh thì phần nhiều là do ăn uống mà ra, nếu xét rõ được nguyên nhân mà điều trị, thì đã dễ lại càng thêm dễ". Đọc đến đây tôi ngạc nhiên rởn tóc gáy tấm tắc khen rằng: "thật là nghe những lời từ xưa chưa từng nghe, nói những lời mà mọi người khó nói được, từ Hiên Viên, Kỳ Bá đến nay chỉ có một người ấy thôi". Tôi đã khổ sở vì cái nạn muộn con, uống những thuốc âm dương, sinh đẻ được tám, chín đứa mà chết non chỉ có hai, ba đứa. Vả lại khí bẩm của tôi vốn yếu ớt, sinh con lại yếu ớt, nên khi đẻ ra rồi là không lúc nào ngớt thuốc thang, cho nên trong sách Vệ sinh chỉ có bộ môn Nhi khoa là phải trải qua bao nhiêu khổ sở đào sâu suy kỹ, mỗi khi nhân chứng xử phương tự mình đã ghi sâu trong xương tủy, nên rất đáng tin tưởng vào câu "biết được cốt yếu, một lời là đủ" thật không điêu ngoa. Tại sao người đời trị bệnh trẻ em lại không xét cái ý trẻ em là "thuần dương vô âm" nên bổ âm để phối dương, mà cứ cho là thuần dương nên dễ phát nóng, rồi hễ cho thuốc thì cứ bốc những thứ thuốc đắng, lạnh, trẻ bẩm sinh vốn đã không có phần âm mà lại đánh bại mất phần dương, âm và dương đều không có, mà muốn cho mầm mống tươi tốt, thành được cây to sống lâu, chẳng là viển vông lắm sao?
Tôi rất băn khoăn lo ngại về tình trạng này, nên gom góp các bài luận, các phương thang về nguồn gốc và chứng trạng bệnh trẻ em của các nhà Y học thành một tập, nhan đề là Ấu ấu tu tri để bổ sung vào các phương pháp lập thành của người xưa, và ở cuối tập lại tiếp thêm một thiên Lạc sinh, đấy là phần tâm đắc của tôi tự tay viết ra, là có ý dốc hết sở năng của mình mong muốn cứu sống trẻ em được một phần nào.

Trích Lời nói đầu
Lê Hữu Trác