Trang chủ Ấn phẩm Thư Viện Ảnh Ấn Phật giáo triết học

Phật giáo triết học

Tác giả Phan Văn Hùm

Kích thước 13x18.5 cm

Số trang 230 trang

Năm xuất bản 1953

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản La sơn
Đơn giá

"Trong thế giới không có gì là độc lập, mà cái gì cũng phải có tương quan. Một học thuyết cũng như thế. Tức Phật giáo không phải là vật ở tự vô mà ra hữu. Nó do học thuyết ở trước nó, do xã hội, do thời thế, do nhân tri, mà xuất hiện. Nhưng đã chịu bao nhiêu những ảnh hưởng, Phật giáo - hay học thuyết nào cũng thế - thành hình biệt lập được tất phải có chỗ đặc sắc của nó.

Trước thời Phật ra đời, ở xứ Ấn Độ có những nền triết học, sâm si chẳng đều nhau, cùng chủ trương phiếm thần luận như nhau. Brahma là căn bổn của vũ trụ. Nhứt thiết sự vật đều là hình thái của brahma. Vạn hữu đều ở brahma mà sanh ra. Lúc trụ thì ở tại brahma. Lúc diệt trở về brahma. Brahma như thế. Nó vô thỉ vô chung. Con người cũng là một hình thái của Brahma. Sống đây là sống gửi. Chết sẽ trở về brahma, đời đời khoái lạc.

Phiếm thần luận ấy là nền triết học căn bổn của xứ Ấn Độ từ thuở nào đến bây giờ.

Phật giáo ra đời, không có chủ trương gì khác. Duy noi theo thuyết phiếm thần mà kiến thiết giáo lý. Brahma sẽ là như như, hay nhứt như, hay chân như.

Nhưng ở đây không còn giữ ý nghĩa thần cách nữa. Phật giáo vô thần.

Khởi điểm của Phật giáo ở nơi nhận cuộc đời là khổ. Biết khổ thì tìm đường thoát khổ là lẽ tự nhiên. Nhưng, muốn tìm đường thoát khổ, phải biết đường nào là khổ, phải biết nguồn khổ là đâu.

[…]

Không có niết bàn, không có Phật nào ở niết bàn, không có niết bàn nào của Phật. Như thế có thể nào bảo là thần bí.

 Duy chỉ có tâm tức Phật, ta tức là chân như. Nhưng còn vô minh, còn vọng kiến, thì không sao cùng chân như nhứt trí bình đẳng được."

Trích phần Qui kết 
Phan Văn Hùm