Trang chủ Ấn phẩm Cổ Văn Quốc sử di biên

Quốc sử di biên

Tác giả Phan Thúc Trực

Việt dịch Lê Xuân Giáo

Kích thước 16 x 24 cm

Số trang 404 trang

Năm xuất bản 1973

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Bộ Văn hóa giáo dục và Thanh niên
Đơn giá

"Đây là một quyển lịch sử Việt Nam có giá trị đặc biệt, vì tác giả Phan Thúc Trực tiên sinh đã ghi chép tường tận và chính xác những sự việc mà các sử thần khác không hề nói, bàn đến, hoặc không dám viết lại.

Thật vậy, trong quyển “Quốc sử di biên” nầy, họ Phan đã ghi chép thẳng thắn những sự việc quan trọng xảy ra đầu đời nhà Nguyễn, nhứt là về đời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, cùng chiến tranh giữa vua Gia Long nhà Nguyễn và Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn. Cho đến những sự kiện thảm mục thương tâm, như vua Gia Long đã sát hại, phanh thây bêu đầu anh em Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Thiệu, cùng với các tướng nhà Tây Sơn là Diệu, Dũng… như thế nào? cho khai quật lăng mộ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ra sao, Phan Tiên Sinh đều ghi chép đầy đủ các chi tiết.

Ngoài ra, tác giả còn ghi chép bao nhiêu những sử kiện quan thiệp đến các phương diện, như các hạng Chiếu chỉ, Sắc dụ, Ngự chế thi văn, và các hạng thi văn khác, chính chế được kiến thiết và cải cách, các quan viên văn võ được trọng nhậm hay bị bãi miễn, những vụ phản loạn và phương pháp đối phó trấn áp đối với những vụ ấy, triều cống nhà Thanh và nhà Thanh sách phong, ngoại giao, giáo dục, khoa cử v.v.

Nói tóm lại, phạm vi kỷ tải của quyển “Quốc Sử di biên” thật là rộng rãi và chân xác.

Nhờ được gần gũi nơi cung cấm đến bốn năm, cho nên những sự tình nội bộ của Nguyễn Triều, Phan Tiên Sinh đều hiểu biết một cách chu đáo. Do đó mà những sự việc được đăng tải trong tác phẩm này đều được coi có chân giá trị, và quyển “Quốc sử di biên” được coi là một quyển “tín sử” mà người ngoại quốc như người Trung Hoa và người Nhựt Bổn cũng đều phải thừa nhận.

Quyển “Quốc sử di biên” này cũng là một bộ sử theo thể biên niên, vì bất luận những sự việc gì đã được ghi chép, tác giả đều minh tự năm, tháng; và có nhiều chỗ, tác giả còn ghi cả ngày nữa.

Quyển “Quốc sử di biên” được chia làm ba tập: Thượng, Trung và Hạ.

Tập Thượng nói về những sự việc xảy ra dưới triều vua Gia Long.

Tập Trung nói về những sự việc xảy ra dưới triều vua Minh Mạng.

Còn tập Hạ, thì tác giả thuật những sự kiện đã xảy ra dưới triều vua Thiệu Trị"

[…]

Hồng liên LÊ XUÂN GIÁO cẩn chí

Trích Lời giới thiệu