Trang chủ Ấn phẩm Thư Viện Ảnh Ấn Tiểu thừa Phật giáo Tư tưởng luận - Tập 2

Tiểu thừa Phật giáo Tư tưởng luận - Tập 2

Tác giả Kimura Taiken

Dịch giả Thích Quảng Độ

Kích thước 14x 20 cm

Số trang 516 trang

Năm xuất bản 1971

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh
Đơn giá

Tiểu thừa Phật giáo Tư tưởng luận - Tập 1

Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận

Nguyên thủy Phật giáo Tư tưởng luận

Cứ theo Kimura Taiken đã nói thì Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận cũng còn được gọi là A Tỳ Đạt Ma Phật giáo tư tưởng luận.

Phần nội dung của cuốn sách này được chia thành hai bộ phận lớn là TỔNG TỰ và BẢN LUẬN. Trong phần TỔNG TỰ gồm có 5 TIẾT, cho chúng ta thấy sự dị, đồng giữa Nguyên thủy Phật giáo và A Tỳ Đạt Ma Phật giáo như thế nào, sự phân phái và A Tỳ Đạt Ma của các phái ra sao, A Tỳ Đạt Ma luận thư bắt nguồn từ bao giờ, quá trình phát đạt của chúng ra sao và yếu nghĩa của A Tỳ Đạt Ma là gì ... Trong phần BẢN LUẬN gồm có sáu thiên lớn: Thiên thứ nhất, Phật Đà Luận cho thấy cách nhận xét của các học giả A Tỳ Đạt Ma về sự xuất hiện của đức Phật ở thế gian này, luận từ Bồ Tát suốt đến Phật Thân Quan. Thiên thứ hai, yếu tố thành lập vũ trụ, thuyết minh về vũ trụ vạn hữu được thành lập như thế nào, thuyết minh từ bản chất tồn tại, các loại yếu tố cho đến Nhân Duyên Luận. Thiên thứ ba là Thế Giới Quan, trước hết trong phần Tổng Luận, nói rõ về định nghĩa Thế Giới Quan, kế đó thuyết minh Thế Giới Quan của Phật giáo nguyên thủy, Thế Giới Quan của A Tỳ Đạt Ma, rồi tiến lên bước nữa, lại từ Thế Giới Quan của Bà La môn nói đến Thế Giới Quan của Phật giáo. Thiên thứ tư Tâm Lý Luận, từ cái gọi là tự thể của tâm, tướng nhất của tâm, tác dụng của tâm... để nói về những hoạt động tâm lý phức tạp của người ta, như tình tự, ý chí, cảm giác, mộng mị và phát cuồng, tất cả đều được thuyết minh một cách tường tận. Thiên thứ năm Luân Lý Luận trong đó chia ra tám CHƯƠNG, nói rõ về hành vi đạo đức và do hành vi mà có luân hồi, ba tính thiện, ác, vô ký, mối quan hệ giữa ba tính và các tác dụng của tâm ra sao, hành vi đạo đức là gì, tướng trạng của nó như thế nào, do nghiệp thiện ác, mà có quả báo sướng, khổ ra sao, tướng trạng luân hồi như thế nào, sự quan hệ giữa hình thức luân hồi và Duyên Khởi Luận và mười hai Nhân Duyên Luận là hình thức luân hồi... Đứng trên lập trường tôn giáo học mà nhận xét thì đây là một Thiên rất trọng yếu. Thiên thứ sáu, Tu Đạo Luận cho ta thấy tại sao phải tu đạo, nguyên tắc tu đạo là gì, sau hết luận qua về Thiền Định. Rất tiếc, Thiền này chưa hoàn tất, các vấn đề như: tâm lý quan có liên quan với Thiền, lý tưởng luận, phương pháp luận, và mục đích luận...đều chưa được bàn tới, đối với người đọc, đây là một điều rất đáng tiếc.

(Trích dẫn trong LỜI NGƯỜI DỊCH)