Trang chủ Ấn phẩm Hồ Đắc Hàm Hán học tứ tự thành ngữ

Hán học tứ tự thành ngữ

Tác giả Hồ Đắc Hàm

Kích thước 13.9 x 20 cm

Số trang 279 trang

Năm xuất bản 1961

Hình thức bìa Bìa mềm, có tay gấp

Nhà xuất bản Văn - hữu Á - châu
Đơn giá

Hán văn, câu bốn chữ, Kinh thi có nhiều nhất, trong các Kinh kia, Trong Tứ truyện và Bách gia Chư tử cũng đều có. Câu bốn chữ, lời văn thường cân nhau, ý nghĩa lại gọn gàng, cho nên trong các bài Minh bài Ký, tờ Chiếu tờ Biểu người ta thường dùng, trong các lễ Khánh Điếu cũng dùng bốn chữ làm trướng liển để đi phúng đi mừng, nơi các đình, các chùa, hoành phi biển ngạch bằng bốn chữ cũng thấy luôn luôn ngày Tết năm mới, dùng giấy đỏ dán cửa chưng nhà, để chúc hộ tân niên cũng viết từng câu bốn chữ, vậy thì câu bốn chữ thật là thông dụng. Vả lại, trong những câu bốn chữ, nghĩa bóng rất nhiều, nghe càng thâm thúy, như khen thầy thuốc giỏi thì nói "Hạnh lâm xuàn noãn", khen quan tòa công minh thì nói "Tần cảnh cao huyền" thầy dạy học tác thành được nhiều nhân tài thì nói "Quảng tài đào lý" hay là "Đào lý mãn môn" người đàn bà đẹp thì nói "Bế nguyệt tu hoa" hay "Trầm ngư lạc nhạn"....

Nay tôi góp lặt những câu bốn chữ thuộc về danh ngôn thành ngữ hay là nhật dụng thường đàm, làm thành một tập nhan đề là "Tự tự thành ngữ". Câu bốn chữ ấy phiên ra Việt âm sắp theo thuật tự a b c mà cũng chép cả nguyên văn bằng chữ Hán, câu nào nghĩa nấy các điển tích cũng dẫn thích vào đó luôn.

Trong tập này trước hết là bản "Mục lục" góp tất cả những câu bốn chữ trong tập lại một nơi, để khi muốn tìm kiếm cho dễ, rồi đến phần chính, nghĩa là sắp những câu bốn chữ theo vần a a c phiên dịch và chú thích rõ ràng, sau lại có bản "Phụ trương" những nhân vật và Kinh, Truyện, Tử, Sử nào có cung cấp tài liệu dùng trong tập nầy, thì tiểu sử của nhân vật ấy, lai lịch của Kinh, Truyện, Tử, Sử đều dẫn thích rõ ràng.

Những thành ngữ trong tập nầy, phần nhiều là lời ngụ ngôn của tiền nhân đặt ra để răn người dạy đời, tôi cứ theo nghĩa mà dịch lại, không dám sửa đổi thêm bớt chút nào, nghĩa là tôi xin đứng về mặt khách quan đó thôi.

(Trích dẫn trong LỜI NÓI ĐẦU của Hồ Đắc Hàm)